Thứ Hai, 10 tháng 12, 2012

CÓ MẤT HAY KHÔNG.



Thời Tiên Tần, có một người nước Sở sơ ý làm mất cung cả mình, nhưng anh ta lại không muốn tìm lại. Người khác hỏi anh ta sao không tìm lại, anh ta đáp: " Tôi là người nước Sở, đã đánh mất cung ở nước Sở thì người nhặt được cung của tôi chắc chắn cũng là người nước Sở. Đã như thế thì cây cung chẳng hề đi ra khỏi nước tôi, hà tất tôi phải tìm lại nó làm gì?". phải nói rằng người n
ước Sở này là một người rộng lượng, nhưng Khổng Tử nghe xong chuyện thì cảm thấy cảnh giới của người này chẳng có gì cao siêu, bởi anh ta chỉ biết đến người nước Sở. Cho nên Khổng Tử mới bình rằng : "giá mà bỏ đi hai chữ nước Sở thì hay biết mấy". ý Khổng Tử chỉ cần có người nhặt được thì chẳng có gì phải tiếc, tại sao cứ phải phân biệt người nước Sở, người nước Tề làm gì. Sau này câu chuyện bình luận của Khổng Tử tới tai Lão Tử, thì Lão Tử lại nói: "Giá bỏ luôn chữ người đi thì càng hay". Hay nói cách khác nếu con người vẫn luôn đặt mình làm trung tâm của vạn vật để suy nghĩ thì vẫn là biểu hiện của ích kỷ, con người phải không tách khỏi vạn vật.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét