Thứ Hai, 10 tháng 12, 2012

ĐƯỢC, MẤT QUANH CÂU TRUYỆN TÁI LÃO MẤT NGỰA

Xưa kia có một ông lão ở vùng biên cương giữa nước Hồ với Trung Nguyên. Lữ khách qua đường đều gọi  ông là Tái Ông. Tái Ông tính cách lạc quan bao dung, cách đối nhân xử thế không giống với mọi người. Một hôm, ngựa của Tái Ông không biết nguyên nhân vì sao lúc chăn thả lại lạc đường không trở về nữa. Sau khi hàng xóm biết được tin này, sôi nổi biểu lộ sự tiếc nuối. Nhưng Tái Ông ngược lại không lưu tâm, ông ấy còn cởi mở khuyên nhủ mọi người rằng: “Ngựa mất rồi, đương nhiên là chuyện xấu, nhưng ai biết đâu nó sẽ mang lại kết quả tốt chứ?”

Quả nhiên qua mấy tháng sau, con ngựa lạc đường đó lại trở về từ phía bắc Trường Thành, và lại còn dắt về một con tuấn mã người Hồ cưỡi. Thế là bà con hàng xóm cùng nhau chúc mừng cho Tái Ông, và khen ông có tầm nhìn xa lúc mất ngựa. Nhưng mà, Tái Ông lúc này lại mang nỗi lo canh cánh trong lòng nói: “Ôi, ai biết chuyện này có thể mang tới cho ta tai họa chứ!”
Nhà Tái Ông tự nhiên có thêm một con tuấn mã người Hồ cưỡi, làm con trai ông vui mừng khôn xiết. Thế là ngày ngày cưỡi tuấn mã hóng gió, vui không biết mệt. Cuối cùng có một hôm con trai ông vì hí hửng đắc ý, bất ngờ từ trên lưng ngựa phi vùn vụt rơi xuống, té bị thương ở chân thành tàn phế suốt đời. Hàng xóm hiền lành sau khi nghe tin, nhanh chóng tới hỏi thăm, mà Tái Ông vẫn câu nói cũ: "Ai biết đâu nó sẽ mang lại kết quả tốt chứ?”
Một năm sau, người Hồ ồ ạt tấn công xâm lược Trung Nguyên, tình hình biên ải đột nhiên căng thẳng, thanh niên trai tráng đều được gọi nhập ngũ đi lính, kết quả mười người thì có 8, 9 người mất mạng trên chiến trường. Con trai của Tái Ông bởi vì bị què chân nên miễn quân dịch, vì thế cha con ông tránh được nạn sinh ly tử biệt trong cuộc chiến này.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét