Thứ Ba, 10 tháng 6, 2014

HAI ANH EM SONG SINH TRANH GIÀNH SỰ SỐNG TỪ TRONG BỤNG MẸ


Bào thai ngủ yên trong cơ thể người anh song sinh suốt 40 năm
Sau một cơn đau dữ dội, Wanter Valdemin, một nông dân 43 tuổi ở Australia được các bác sĩ phẫu thuật và lấy ra một khối u lạ. Đó là một bào thai sống bám vào gan của Wanter. Theo các bác sĩ , đây là người em sinh đôi của Wanter và họ tìm cách cứu sống bào thai này.


Wanter Valdemin bị một cơn đau bất ngờ ập tới. Vợ ông phát hoảng khi thấy da mặt chồng vàng ệch. Lúc đầu, các bác sĩ ngờ là ông Wanter bị viêm gan. Sự khó chịu của ông trong thời gian gần đây chứng tỏ điều đó. Song, theo kết quả xét nghiệm máu, người ta nhận thấy không có virus trong gan của ông. Bác sĩ lập tức cho ông Wanter đi siêu âm và chụp cắt lớp. Kết quả cho thấy ông Wanter có khối u, nhưng các bác sĩ tin rằng đó không phải là u ác tính. Tuy nhiên họ chưa thể xác định đó là u gì vì trong khối u ung thư không có vỏ bọc. Khối u này có mạch máu phát triển mạnh và có vỏ dày. Một loại tổn thương gan do ký sinh trùng hiếm gặp cũng trông đại khái như thế. Nếu bị bệnh này, các bác sĩ không thể lấy một mẩu khối u để phân tích, vì ký sinh trùng đó có thể lan khắp cơ thể. Quyết định cuối cùng của các bác sĩ là ông Wanter cần phải phẫu thuật ngay khi khối u chưa chặn hết các mạch máu lớn.



Cho đến giờ các bác sĩ phẫu thuật vẫn nhớ lại ngày đó như một giấc mơ khủng khiếp vì thiếu chút nữa là họ đã có thể... giết người! Khi chỉnh đèn chiếu sáng đến chỗ khối u phát triển, các bác sĩ phát hoảng: có một bào thai người sống, đang bám vào gan của Wanter và cần phải được bảo toàn! Người ta đã liên lạc với khoa sản và phụ khoa của bệnh viện thành phố Brisban. Các chuyên gia sản khoa đã chuẩn bị thùng để giữ đông lạnh bào thai. Câu hỏi đầu tiên của ông Wanter sau khi tỉnh thuốc mê là ông có bị ung thư hay không. Còn câu trả lời của các bác sĩ làm ông lo sợ nhiều hơn so với chẩn đoán khủng khiếp mà ông chờ đợi: một bào thai sống là người em sinh đôi với ông!



Làm sao lại có đứa trẻ trong người ông Wanter? Theo phỏng đoán của các chuyên gia, lúc đầu bào thai nằm ở gần vùng bụng của ông sau này. Ở giai đoạn phát triển sớm, khoang bụng của bào thai giống như cái thuyền, nghĩa là hở. Sau khi khoang bụng đóng kín lại, đứa trẻ sinh đôi với ông vẫn còn ở bên trong, như trong một cái bẫy.



Y học từng biết đến các trường hợp một đứa trẻ sinh đôi phát triển bên trong đứa kia. Vấn đề là ở chỗ cứ trong 10 trường hợp, có 1 trường hợp mang đa thai, xong về sau chỉ còn lại 1 đứa trẻ khỏe hơn cả. Tự những đứa trẻ thực hiện việc lựa chọn: đứa nào phát triển nhanh hơn sẽ lấy của đứa khác hết tất cả chất dinh dưỡng. Bào thai yếu hơn tụt hậu về mức độ phát triển, thường bị chết và bị đào thải. Nhưng vì các bào thai nằm rất sát với nhau, một trong số chúng (yếu và nhỏ hơn) có thể, mặc dù rất hiếm xảy ra, bị bọc trong khoang bụng của bào thai khác. Nghĩa là, bào thai mạnh thực sự “nuốt” bào thai sinh đôi với mình.



Những đứa trẻ ra đời như kiểu búp bê lồng trong búp bê. Trong trường hợp đó, đứa trẻ bên trong sống ký sinh trên cơ thể của đứa lớn. Thường đứa ký sinh không sống lâu, và các bác sĩ thường phát hiện được một cách tình cờ. Điều đặc biệt trong trường hợp của ông Wanter là bào thai ký sinh sống trong bụng ông hơn 40 năm và bỗng nhiên phát triển lại! Và các bác sĩ y khoa đã phát hiện ra nó khi mới bắt đầu phát triển.



Các bác sĩ phải công nhận rằng bào thai này là một phát hiện lớn của y học và họ dự định tiến hành một cuộc thử nghiệm: cấy nó vào một phụ nữ chấp nhận mang thai hộ. Họ muốn kiếm một phụ nữ vô sinh đồng ý thực hiện cuộc thử nghiệm này và sau đó nhận đứa trẻ sinh ra làm con nuôi. Còn ông Wanter không muốn để mất người em sinh đôi của mình. Vợ ông, bà Dana đã đồng ý làm... người mang thai hộ. Ở tuổi 37, bà Dana hoàn toàn khỏe mạnh và các bác sĩ đồng ý tiến hành phẫu thuật.



Một tháng sau khi đứa trẻ ra đời, vợ chồng ông Wanter mời rất nhiều người họ hàng tới làm lễ Thánh cho đứa bé. Đứa trẻ được đặt tên là Endy, tên cha của ông Wanter và cũng là cha của Endy, đã qua đời vài năm trước. Cả ông Endy lẫn vợ, người qua đời trước cả người chồng, đều không biết họ có đến 2 chứ không phải 1 con trai. Kết quả phân tích gene khẳng định Endy là em của Wanter. Như vậy ông Wanter đã “mang” người em trong mình gần nửa thế kỷ.



Ông Aleksei Troitski, chuyên gia về sự phát triển trong bào thai cho biết, trường hợp nói trên là duy nhất trong y học mà ông được biết. Trước đây, các nhà y khoa có gặp những trường hợp tương tự, nhưng thai nhi lấy ra hoặc đã chết, hoặc ở giai đoạn phát triển muộn hơn, khiến họ không thể thực hiện được việc cấy ghép thai.



Trong trường hợp của ông Wanter, nếu không được phát hiện kịp thời, thai nhi sẽ dần chèn ép tim và phổi của người mang thai. Kết quả là ông Wanter có thể chết vì cơn thiểu năng tim và phổi.



Theo thông tin từ An Ninh Thế Giới, theo các nhà di truyền học, bào thai đã “ngủ yên” cả mấy chục năm là do trong những điều kiện không thuận lợi cho sự phát triển (người mẹ bị stress mạnh hay bị ảnh hưởng bởi ngộ độc thai) bào thai có thể ở tình trạng mà các tế bào trong cơ thể không phân chia và không chết đi.



Chuyện xảy ra với ông Wanter là rất độc đáo, bào thai dính vào gan của ông khi ông còn nằm trong bụng mẹ, và “ngủ yên” suốt hơn 40 năm. Kết quả khám nghiệm ông Wanter cho thấy, thời gian gần đây trong cơ thể ông diễn ra những thay đổi tự nhiên về hormone do tuổi tác. Có lẽ điều này đã kích thích bào thai của người em tiếp tục phát triển.

Việt Báo (Theo_NgoiSao) 


Cuộc chiến giành sự sống trong bụng mẹ

Trước hiện tượng biến mất của các bào thai trong bụng mẹ, một câu hỏi được giới khoa học đặt ra là: Điều gì đã xảy ra giữa những đứa trẻ khi cùng sống trong bụng mẹ? Và người ta đã khám phá ra rằng: Ngay cả đứa trẻ vừa mới chào đời cũng đã có thể từng phải trải qua một cuộc chiến tranh để giành lấy sự sống từ khi còn là một bào thai.

Vậy thì cuộc tranh giành sự sống giữa những bào thai trong bụng mẹ đã diễn ra như thế nào? - Đứa khỏe hơn sẽ lấy hết máu của đứa yếu hơn, điều này đồng nghĩa với việc đẩy đứa yếu hơn vào tình trạng thiếu ôxy - TS. Isaac Blickstein thuộc Trung tâm y tế Kaplan ở Rehovot (Israel) trả lời trên tạp chí New Scientist. Các thai nhi cùng sống trong dạ con giống như hệ thống bình thông nhau. Chúng được kết nối bằng nhau thai và máu chảy qua đây nuôi dưỡng cả hai. Thế nên, đứa phát triển mạnh hơn sẽ lấy của đứa kia chất dinh dưỡng. Thai nhi yếu hơn sẽ tụt hậu về mức độ phát triển, thậm chí nếu bị tranh cướp hết chất dinh dưỡng, nó sẽ chết và bị đào thải. Trong trường hợp của ông Wanter, vì các bào thai nằm rất sát với nhau nên bào thai yếu và nhỏ hơn có thể bị bọc trong khoang bụng của bào thai khác. Nghĩa là bào thai mạnh thực sự đã “nuốt” bào thai sinh đôi với mình. Y văn thế giới đã ghi nhận khoảng 90 trường hợp bào thai nuốt bào thai như thế và thường thì bào thai bên trong không thể sống sót cho đến khi được sinh ra.

Theo TS. Ann Johnson thuộc Trung tâm Điều trị các bệnh cận sinh sản, Đại học Liverpool, cuộc tranh giành sự sống trong bụng mẹ nhiều khi diễn ra rất khốc liệt, mà chiến thắng phải trả bằng cái giá đắt. Đó chính là những khuyết tật phát triển của đứa trẻ sống sót. Phát hiện này được rút ra khi các nhà khoa học nghiên cứu các trường hợp trẻ sơ sinh bị chứng nhũn não làm bại liệt. Thoạt đầu người ta tin rằng đó là hậu quả của hiện tượng não thiếu ôxy, thế nhưng kết quả nghiên cứu lâm sàng lại chứng tỏ: thủ phạm này chỉ giải thích được đối với 10% nạn nhân. Với 90% còn lại, thủ phạm chính là những người anh em đã biến mất kia. Các chuyên gia khẳng định được như vậy là bởi vì khi theo dõi số phận của những cặp sinh đôi, họ tính được rằng, nếu như một trong hai sinh linh “ra đi” ngay từ thời gian còn nằm trong bụng mẹ thì nguy cơ nhũn não của đứa may mắn sống sót lên tới 25 lần. Điều này liên quan đến tỷ lệ phân bố hai loại gen điều chỉnh nồng độ cholesterol PPRAG giữa hai bào thai.

Thông thường, nếu hai loại gen PPRAG được phân bố với tỷ lệ bằng nhau ở các thai nhi, thì chúng có cơ hội phát triển và ra đời ngang nhau. Nhưng kết quả nghiên cứu của TS. Andreas Busjahn và Max Delbruck thuộc Trung tâm y học phân tử ở Berlin lại cho thấy: 65/100 các cặp sinh đôi chỉ có một trong hai loại gen. Theo TS. Busjahn: Trong trường hợp này, loại gen có ưu thế sẽ cho thân chủ điều kiện thuận lợi hơn trong cuộc tranh giành hợp chất dinh dưỡng. Thai nhi rủi ro hơn, trái lại sẽ bị cơ thể mẹ “đồng hoá” gần hết hoặc toàn phần. Điều này giải thích tại sao không phải tất cả các cặp anh chị em sinh đôi đều có ngày cùng chào đời.

Nhấn mạnh ý nghĩa khám phá về sự biến mất của bào thai trong bụng mẹ, giới khoa học cho rằng, vì tương lai đứa trẻ, người mẹ cần phải thực hiện xét nghiệm chụp siêu âm sớm hơn. “Đa số các bà mẹ thực hiện xét nghiệm đó quá muộn, thường trong tháng thứ 4, 5 của thai kỳ, khi sự ra đi của đứa trẻ yếu hơn đã không để lại bất cứ dấu vết gì. Điều đặc biệt nguy hiểm vì đối tượng lúc biến mất thường gây những chấn thương trầm trọng cho kẻ thắng trận. Việc khẳng định sớm và ngăn ngừa hậu họa sẽ tạo cơ may bảo vệ đứa trẻ còn lại trước nguy cơ tàn phế” - TS. Andreas Busjahn khuyến cáo.

Thục Yên(Theo Nauka)
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét